Phân biệt màu RGB và CMYK trong thiết kế

Cho dù bạn là một Designer hay bạn sẽ thuê một Designer để làm việc cho bạn, thì cũng cần biết một chút về sự khác biệt giữa 2 hệ màu RGB và CMYK. Bạn cần biết được đâu là hệ màu tốt nhất cho dự án của mình bởi màu sắc hiển thị sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí và nền tảng hiển thị.

Có nhiều người thấy mấy từ viết tắt là cứ cóng cả lên vì nghĩ đó là thứ thực thể gì đó ngoài tầm hiểu biết, không thể lý giải nổi nên được viết tắt lại. OK ổn thôi ở bài viết này Ad sẽ cho bạn thấy sự khác biệt giữa hệ màu RGB và CMYK.

Sự khác nhau cơ bản giữa hệ màu RGB và CMYK

RGB và CMYK đều là chế độ màu hòa trộn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Điểm khác biệt nổi bật mà chúng ta cần lưu tâm nhất đó là RGB dành cho hiển thị trên nền tảng kỹ thuật số, còn CMYK chuyên dùng cho in ấn. Cùng đi sâu hơn để tìm hiểu về chúng nào.

1.1. Hệ màu RGB là gì?

Khái niệm về hệ màu RGB và CMYK

Từ viết RGB không phải gì ghê gớm đâu, đó là 3 màu cơ bản tạo nên hệ màu RGB mà thôi. Đó là Red, Green và Blue. Nếu bạn dùng hình ảnh để hiển thị trên các thiết bị kỹ thuật số, mà điển hình nhất là màn hình máy tính, điện thoại, máy chiếu… RGB là dành cho bạn.

Nguồn sáng trong thiết bị hiển thị sẽ tự động hòa trộn 3 màu đỏ, xanh lá, xanh dương và điều chỉnh cường độ của chúng để cho màu sắc mong muốn. Ôn lại kiến thức Vật lý thời cấp 2 nào, tất cả màu sắc đều là màu đen và khi ánh sáng đỏ, ánh sáng lục, ánh sáng lam được hắt vào, hòa trộn với nhau làm cho vật thể đó sáng lên và tạo ra màu sắc mà ta trông thấy. Và khi 3 màu đỏ, lục, lam đó hòa trộn với nhau theo tỷ lệ bằng nhau, chúng ta có được màu trắng.

Là một Designer, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được độ bão hòa (Saturation), độ nổi của màu (vibrancy) và độ đổ bóng (shading) bằng cách điều chỉnh một trong 3 màu cơ bản. 

1.2. Khi nào thì sử dụng màu RGB

Như đã nói ở trên, nếu mục đích của bạn là cho hiển thị ở màn hình kỹ thuật số (máy tính, điện thoại, tivi, máy ảnh,…) hãy dùng RGB.

Hãy sử dụng hệ màu RGB nếu dự án bạn nhận liên quan tới:

Ứng dụng của hệ màu RGB và CMYK

1.3. Định dạng file nào phù hợp với RGB?

Trong lĩnh vực thiết kế có khá nhiều loại định dạng file khác nhau, được ứng dụng trên những nền tảng khác nhau và mục đích riêng của chúng. Bạn có thể tham khảo bài viết “9 định dạng file thiết kế bạn cần biết” tại đây.

Những định dạng file chuyên dùng trên các thiết bị điện tử như JPEG, PNG, GIF rất lý tưởng với hệ màu RGB. Bên cạnh đó thì định dạng file PSD của phần mềm Photoshop cũng thường được sử dụng RGB. Ngoài ra, các file video cũng mặc định sử dụng màu RGB, vì không ai đem một video đi in ấn cả phải không nào 😀

2.1. Hệ màu CMYK là gì?

Khái niệm về hệ màu RGB và CMYK

Đây là hệ màu cơ bản trong các thiết bị in ấn bằng việc kết hợp 4 màu cơ bản đó là C-Cyan, M-Magenta, Y-Yellow, K-Key/Black. Lý do sử dụng chữ K thay vì chữ B trong Black là do chữ cái B đã dùng trong hệ màu RGB là Blue rồi. 

Hệ màu CMYK hoạt động dựa theo nguyên lý hấp thụ ánh sáng. Vật thể không tự phát ra ánh sáng của nó mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới, do vậy màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. 

2.2. Khi nào thì sử dụng màu CMYK?

Hãy sử dụng hệ màu CMYK đối với bất kỳ sản phẩm thiết kế nào mà bạn sẽ mang chúng đi in. Một số ví dụ như:

  • Danh thiếp
  • Bằng khen
  • Standee
  • Tờ rơi
  • Bao bì
  • File in chuyển nhiệt hoặc in kỹ thuật số lên áo quần, nón, giày dép,…
  • ……
Ứng dụng của hệ màu RGB và CMYK

2.3. Định dạng file nào phù hợp với CMYK?

Định dạng PDF rất phù hợp với hệ màu CMYK bởi vì hầu hết khi chúng ta đi in đều chuyển đổi file sang PDF để giữ nguyên cấu trúc mà không lo sợ bị thay đổi giữa các thiết bị. 

Các file thiết kế banner, standee, tờ rơi,.. dùng để đi in đều được làm trên phần mềm Illustrator hoặc Corel, thế nên định dạng Ai và EPS rất tương thích với hệ màu CMYK.

KẾT LUẬN

Hệ màu RGB và CMYK là một trong số các nguyên lý màu sắc quan trọng, nó giúp bạn kiểm soát được chất lượng sản phẩm cuối cùng theo ý muốn. Khi bạn kiểm soát tốt được nguyên lý về màu sắc, bạn sẽ biết được mình cần dùng phần mềm gì, cần lưu file ở định dạng gì và in ấn ra sao. Do đó nếu bạn chưa biết gì, hãy tìm hiểu, đi học….hoặc thuê hẳn một nhà thiết kế chuyên nghiệp phục vụ cho dự án của mình.

Để hiểu hơn về các hệ màu vá cách sử dụng màu sắc trong thiết kế đồ họa, bạn có thể tham gia các khóa học sau tại Keyframe nhé:

Khóa học nguyên lý thiết kế đồ họa: https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-nguyen-ly-thiet-ke-do-hoa-9.html

Khóa học thiết kế Illustrator từ cơ bản đến nâng cao: https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-thiet-ke-illustrator-10.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *