4 lý do bạn nên bắt đầu học 3D với Blender

Tại sao học 3D với Blender lại hấp dẫn giữa một rừng các phần mềm đồ họa 3D tiếng tăm khác như Maya, 3DsMax, Cinema 4D,…? Tại sao newbie, dân chơi mới nhú lại nên bắt đầu học 3D với Blender? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Học 3D với Blender khi chưa biết gì?

Quá trình phát triển của phần mềm Blender

Năm 1988, Ton Roosendaal (người Hà Lan) cùng đồng nghiệp của mình sáng lập Studio hoạt hình tên là NeoGeo. NeoGeo nhanh chóng trở thành một xưởng phim hoạt hình 3D lớn nhất ở Hà Lan và là một trong những studio hoạt hình hàng đầu ở châu Âu. Trong công ty NeoGeo, ông Ton Roosendaal chịu trách nhiệm về mặt đạo diễn nghệ thuật và phát triển phần mềm nội bộ. Ông Ton Roosendaal quyết định rằng bộ công cụ 3D nội bộ hiện tại của NeoGeo là quá cũ kỹ và cồng kềnh để duy trì, và cần được viết lại từ đầu.

Ông Ton Roosendaal – Người đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của phần mềm Blender

Và vào năm 1995, phần mềm Blender ra đời như một lẽ tất yếu. Với tầm nhìn xa của mình, Ton Roosendaal nhận ra rằng Blender có thể được sử dụng rộng rãi hơn như thế nữa.

Cột mốc 1995 đánh dấu sự ra đời của phần mềm Blender

Năm 1998, Ton quyết định thành lập một công ty mới, mang tên là Not a Number (NaN), với tư cách là một phân nhánh của NeoGeo, để tiếp tục tiếp thị và phát triển Blender với định hướng phát triển thành một phần mềm thiết kế 3D nhỏ gọn và miễn phí. Quả thực đó là một lý tưởng mang tính cách mạng khi mà hầu hết các ứng dụng 3D thương mại đều tiêu tốn hàng nghìn $$$. Năm 1999, NaN tham dự hội nghị SIGGRAPH đầu tiên với nỗ lực quảng bá rộng rãi hơn Blender. Công ước SIGGRAPH đầu tiên của Blender là một thành công lớn và thu hút một lượng lớn sự quan tâm từ cả báo chí và người tham dự. 

Tiếp theo thành công của hội nghị SIGGRAPH vào đầu năm 2000, NaN đã được cung cấp $4.5 triệu tài chính từ các nhà đầu tư. Nguồn tiền lớn này đã giúp NaN nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình. Chẳng mấy chốc, NaN đã tự hào có năm mươi nhân viên làm việc trên khắp thế giới cố gắng cải thiện và quảng bá Blender. Vào mùa hè năm 2000, Blender 2.0 đã được phát hành. Phiên bản Blender này có thêm sự tích hợp của một công cụ trò chơi vào ứng dụng 3D. Đến cuối năm 2000, số lượng người dùng đăng ký trên trang web của NaN đã vượt quá 250.000.

Thật không may là tham vọng và cơ hội của NaN không phù hợp với khả năng của công ty và thực tế của thị trường lúc đó. Do kết quả doanh số bán hàng thất vọng và với nền kinh tế khó khăn đang diễn ra, các nhà đầu tư đã quyết định đóng cửa tất cả các hoạt động của NaN. Việc ngưng hoạt động cũng đồng nghĩa với việc ngừng phát triển Blender. Nhưng chẳng có người cha người mẹ nào bỏ rơi đứa con của mình, tháng 5 năm 2002 Ton Roosendaal thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên Blender Foundation. 

Mục tiêu chính của Blender Foundation là tìm cách tiếp tục phát triển và quảng bá Blender như một dự án “nguồn mở” trên cơ sở cộng đồng — open source. Vào tháng 7 năm 2002, Ton Roosendaal đã thành công trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng ông sẽ biến Blender thành một phần mềm nguồn mở. Với một nhóm tình nguyện viên nhiệt tình, trong đó có một số nhân viên cũ của NaN, một chiến dịch gây quỹ đã được khởi động cho “Blender Miễn Phí”. Chiến dịch đã đạt được mục tiêu €100.000 chỉ trong 7 tuần ngắn ngủi. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2002, Blender được phát hành ra thế giới dưới các điều khoản của Giấy Phép Công Chứng Phổ Thông GNU — GNU GPL. Phong trào phát triển Blender vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, được điều vận bởi một nhóm các tình nguyện viên tận tâm từ khắp nơi trên thế giới do tác giả gốc của Blender, Ton Roosendaal dẫn dắt



Tạm gác lại quá trình hình thành và phát triển đầy biến động của Blender, vậy thì đâu là nguyên do để chúng ta nên bắt đầu học 3D với Blender? Sau đây là 4 lý do bạn có thể tham khảo:

1. Blender hoàn toàn miễn phí

Miễn phí – Không lo bản quyền – Học làm thoải mái

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng Blender là phần mềm hoàn toàn miễn phí. Tất nhiên ở Việt Nam hiện nay rất “chuộng” và chịu khó “cờ rắc” mọi phần mềm nên dần dần chúng ta luôn đi tìm thứ gì đó miễn phí đúng không nào? Với Blender thì bạn chả tốn công crack crit gì cả, dễ dàng download và cài đặt.

Những phần mềm thiết kế 3D khác có thể kể đến như Maya hay 3DS Max bạn không chỉ tốn tiền bản quyền phần mềm mà bạn còn phải đăng ký tài khoản trước đó nữa. Tất nhiên cũng có những phiên bản miễn dành cho sinh viên nhưng…hết sinh viên rồi sao?

Một quan niệm sai lầm rất phổ biến là nếu cái gì miễn phí thì đều không tốt. Mặc dù, nó có thể đúng với một số thứ. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm điều này thật sự không đúng đối với trường hợp của Blender.

2. Blender có mã nguồn mở (open source)

Đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến khái niệm: Freeware và Open-source. Những phần mềm, ứng dụng miễn phí mà chúng ta hay xài (không tính đến việc crack) thường sẽ có thời hạn sử dụng hoặc giới hạn chức năng nhất định. Đó gọi là Freeware.

Open-source là dạng phần mềm mở mã nguồn tức là công khai các mã nguồn lập trình bên trong nó. Dạng này là miễn phí tận cùng vì tất cả mọi người đều có thể lấy mã nguồn đó nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi. Hiện nay phần mềm mã nguồn mở được phát triển rộng rãi và thay thế hầu hết các phần mềm thương mại với tính năng tương đương, thậm chí tốt hơn, có thể kể đến như WordPress, Opencart… 

Việc phần mềm Blender miễn phí và có mã nguồn mở dẫn đến việc hình thành cộng động người sử dụng trở nên đông đảo hơn, các tài nguyên, tài liệu cũng được chia sẻ chi tiết.

3. Blender có đầy đủ tính năng của các phần mềm 3D khác

Bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều công cụ, tính năng khi học 3D với Blender

Blender có mọi thứ các phần mềm thương mại khác có như viewport realtime, hỗ trợ path tracing, sử dụng vật liệu dạng node base, công cụ tạc tượng, vẽ texture 3D, smoke/fire/fluid simulation, hỗ trợ python scripting, công cụ retopology và camera matching, dựng phim, hậu kỳ, animation curve, dope sheet.

Có thể Blender không bằng Maya trong việc diễn hoạt Animation, hay cũng không bằng 3Ds Max trong việc làm kiến trúc nhưng Blender có nhiều hơn những thứ kể trên. Đặc biệt với phiên bản 2.8 (ra đời năm 2018) có hỗ trợ real time EEVEE, nó hoạt động như một phần mềm chỉnh sửa clip.

4. Dễ dàng chuyển đổi sang các phần mềm 3D khác

Với tư duy và kỹ năng có được từ Blender, bạn dễ dàng chuyển đổi sang các phần mềm đồ họa 3D khác

Chính bởi việc học 3D với Blender có thể giúp bạn tinh thông hầu hết các công cụ, tính năng, ứng dụng mà các phần mềm 3D khác đều có, cho nên sau này khi bạn muốn chuyển đổi sang một phần mềm khác cũng không quá tốn nhiều thời gian để làm quen và tìm hiểu. Giao diện có thể khác nhưng quan trọng là việc bạn tư duy sử dụng công cụ như thế nào mới quan trọng.

Ông bà ta có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,bạn chỉ cần giỏi 1 phần mềm là cũng đã đạt được nhiều thành công trong công việc rồi. Chưa kể là học 3D với Blender là một sự khởi đầu dễ thở nhất dành cho những ai mới bước chân vào bộ môn này. Từ đó tiếp tục niềm đam mê và phát triển xa hơn.

Nếu bạn đang cần tìm một khóa học về Blender để giúp bạn nhanh chóng nắm bắt công cụ này thì tham khảo khóa học bên dưới nhé: 

https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-blender-101-modeling-64.html

>>> Chương trình học 3D CGI Ultimate:

https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-3d-cgi-ultimate-6.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *