Phim quảng cáo TVC vẫn là một phương thức, công cụ Marketing đóng vai trò quan trọng bất kể là doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Khác với phim điện ảnh, đối với phim quảng cáo TVC có ít thời gian hơn trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích 2 yếu tố quyết định tới chất lượng của 1 TVC đó là Quy trình sản xuất và thời lượng.
Quy trình sản xuất phim quảng cáo TVC
Tùy từng Công ty, Production House hay tùy dự án mà có những quy trình làm phim quảng cáo khác nhau, nhưng nhìn chung đều trải qua các bước sau đây:
I. Giai đoạn tiền sản xuất
1. Nhận Brief từ khách hàng và hình thành Concept
Việc ngồi lại với khách hàng để Brief lại những gì khách hàng mong muốn, định vị sản phẩm hay dịch vụ để từ đó làm nền tảng xây dựng ý tưởng và kịch bản phim quảng cáo. Bước này vô cùng quan trong vì nó giúp định hướng đúng cho toàn bộ quy trình về sau. Ở bước này, Production House hoặc Agency cần hỏi càng nhiều càng tốt để lấy thông tin từ khách hàng… phục vụ cho bước tiếp theo.
2. Lên kịch bản và vẽ Storyboard
Sau khi có được Concept cho TVC, tiến hành viết kịch bản và phác thảo kịch bản thành Storyboard. Việc phác thảo Storyboard khá quan trọng trong việc mô tả gần như chính xác các phân cảnh cần quay như thế nào.
3. Tiền trạm
Nếu bạn quay trong phim trường thì không cần bàn tới. Nếu quay ngoại cảnh, kết quả tiền trạm của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bối cảnh và các góc máy đẹp phù hợp với nội dung TVC.
4. Diễn viên và trang phục
Thông thường các nhãn hàng sẽ chọn các gương mặt thương hiệu, KOL tương ứng và phù hợp với đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc mục tiêu TVC nhắm tới. Sau khi lựa chọn được diễn viên, tiến hành lựa chọn trang phục tương xứng. Ở đây nhiều đơn vị sẽ cho may riêng để đảm bảo trang phục đáp ứng về kiểu dáng, họa tiết lẫn màu sắc.
II. Sản xuất / Quay phim
Đây là giai đoạn toàn bộ ekip đều tham gia vào. Từ tổ sản xuất, đạo diễn, tổ quay phim, ánh sáng, kỹ thuật, khách hàng… tất cả đều tham gia để tạo sự thống nhất về các cảnh quay, đảm bảo có đủ các thước phim để xử lý hậu kì. Có rất nhiều câu chuyện buồn vui trong nghề mỗi khi đi quay mà tôi từng trải nghiệm hoặc nghe lại từ đồng nghiệp.
Nhớ dự án TVC sáng tạo vào dịp Tết năm ngoái. Có 1 phân cảnh là làm rớt chậu bông cúc xuống đất thôi mà cả đoàn phim mua gần hết cả hàng bông cúc của chị kia (chắc gần 20 chậu ấy chứ đùa) để quay đi quay lại vì nhiều lý do như out nét, out khỏi khung hình, rơi nhưng chưa bể chậu, đất không văng ra đẹp… Rồi có mấy lần quay phim sáng sớm cho đẹp thì y rằng diễn viên tới trễ vì còn mãi ngái ngủ, lúc xuất hiện thì đã 10h hơn, nắng còn đẹp nữa đâu mà quay.
Thế đấy, 30 giây đâu dễ nuốt.
III. Hậu kì
Lấy source cảnh quay đã có rồi dựa vào kịch bản mà cắt ghép phân cảnh, cùng với thêm kỹ xảo, âm thanh, ánh sáng, chỉnh màu phim phù hợp với nội dung phim quảng cáo (TVC). Bản dựng đầu tiên sẽ đem đi cho khách hàng xem và góp ý chỉnh sửa. Thường sẽ có quy định giới hạn lần chỉnh sửa để không mất công sức 2 bên.
Đó là toàn bộ quy trình để làm ra 1 TVC, các bước có thể thêm bớt tùy vào mỗi dự án. Tuy nhiên không có bước nào là không quan trọng, vì sự chuẩn bị kỹ càng luôn cần thiết cho những bước sau này.
Thời lượng của phim quảng cáo TVC
Hãy nói với tôi rằng ngày 15/12 năm 2018, bạn đã không đủ điều kiện đồng hành cùng ĐTQG Việt Nam trong trận chung kết trên sân Mỹ Đình mà phải thông qua sóng truyền hình. Ắt hẳn bạn có thấy những TVC quảng cáo trước trận, giải lao giữa 2 hiệp và sau khi tiếng còi mãn cuộc vang lên chứ? Bạn có biết những spot TVC ấy đáng giá vài trăm triệu đồng thậm chí gần 1 tỷ đồng chỉ cho 30s xuất hiện trên sóng truyền hình không? Chính vì thế thời lượng của TVC luôn được cân đo đong đếm thật kỹ trước khi cho đi truyền thông.
Hiện nay, 30 giây là thời lượng làm phim quảng cáo quy chuẩn mà các doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên vẫn có những TVC ngắn hơn tầm 20s, 15s, thậm chí cả 5s và có những TVC dài hơi hơn tầm 1 phút, 2 phút hoặc hơn 5 phút tùy vào kinh phí và mục tiêu của TVC. Tôi sẽ lấy 30s là cột mốc chuẩn để phân loại TVC theo thời lượng nhé:
I. TVC quảng cáo 5s-20s
Với thời lượng ngắn như vậy, TVC sẽ không có cơ hội để truyền tải thông điệp rườm rà và quá nhiều nội dung được. Sẽ có rất ít điểm nhấn về hình ảnh hay sự sáng tạo trong các TVC loại này. Các TVC kiểu như này thường trực tiếp đề cập tới sản phẩm hay dịch của Công ty bạn, đánh thẳng vào trực quan người xem người nghe nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ. Bạn sẽ thấy các TVC ngắn như vậy xuất hiện nhiều ở các tòa nhà nơi có treo những chiếc LCD ở các sảnh hay Frame Media trong các hệ thống thang máy. Nếu bạn có hay coi các Show tạp kĩ hay sự kiện HOT được truyền hình trực tiếp, bạn sẽ thấy những TVC như này xuất hiện cho phần tài trợ.
II. TVC 30s
Trong khoảng 30s, bạn đủ thời gian để truyền tải được nhiều nội dung thông tin trong video hơn. Các doanh nghiệp cũng thích các phim quảng cáo có thời lượng 30s vì kinh phí phù hợp khi cho chiếu trên sóng truyền hình. Người xem sẽ bị thu hút ngay từ những giây đầu với hình ảnh và âm thanh mà TVC mang lại, để rồi những giây sau đó lần lượt những thông điệp được gửi đến từ từ đến người xem.
III. TVC 1 phút hoặc hơn
Xét về kinh phí, tôi nghĩ không có doanh nghiệp nào bỏ tiền để cho chiếu những thước phim quảng cáo dài vài phút lặp đi lặp lại trên sóng truyền hình đâu. Vì thứ nhất là kinh phí quá lớn, thứ hai là không mang lại hiệu quả vì lặp đi lặp lại nhàm chán và dài dòng. Môi trường Internet sẽ phù hợp hơn nhiều khi bạn có thể linh hoạt đặt quảng cáo tại các kênh bạn muốn với chi phí vừa phải. Thời lượng dài đủ để bạn miêu tả câu chuyện với nhiều hình ảnh, nhiều câu thoại hơn. Dù cho người xem muốn tắt video quảng cáo của bạn, họ cũng phải chờ 5s hoặc 10s, có khi họ cứ để mặc cho video chạy trông khi họ làm việc khác. Nếu bạn làm trong lĩnh vực phim quảng cáo, hãy nhớ 5-10 giây đầu là quan trọng lắm nhé.
Tạm kết
Hocdohoa đã vừa phân tích hai yếu đố quyết định tới sự tạo thành của 1 TVC phim quảng cáo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho các bạn.
Nếu bạn có ý định đi học dựng phim hay hậu kỳ phim, hãy tham khảo link dưới đây nhé, có rất nhiều khóa học Post Production phù hợp với bạn đó: