4 cách để Graphic Designer nâng cao tay nghề

Bạn đang là Graphic Designer vài năm kinh nghiệm? Hay mới là fresher tuổi đời chưa bằng ai, thậm chí bạn đang tập tành dấn thân vào con đường của một Designer? Chung quy là dù bạn ở mức độ nào đi nữa thì bạn luôn cần nâng cao tay nghề trong lĩnh vực bạn hoạt động. 

Nhớ lại những năm tháng còn đang mài quần ở ghế nhà trường để học thiết kế, Ad luôn nghĩ mình thật giỏi, hoặc chí ít ra các môn học của mình luôn cao điểm hơn các bạn khác. Nhưng mà khi ra hành nghề, tôi lại cảm thấy khá rụt rè với những thiết kế của mình. Bạn biết cái câu “Ếch ngồi đáy giếng” rồi đấy, tôi tại thời điểm đó chính là con ếch. Nhưng yên tâm, tôi sẽ không kể lễ sướt mướt gì với bạn nhiều đâu. Ở bài viết tôi sẽ chỉ cho bạn, cách mà tôi đã vượt qua nó như thế nào.

Khi nhìn vào tác phẩm của các nhà thiết kế khác, tôi luôn cảm thấy ghen tị. Điều đó dường như ngấm vào não tôi rồi và khiến tôi đem các thiết kế của mình ra so sánh với các nhà thiết kế khác giỏi hơn. Đôi lúc chúng sẽ mang lại cho bạn sự tự ti, đố kị nhưng đồng thời chúng sẽ thôi thúc, thắp lửa cho sự cố gắng của bạn. Sự thật là khi bạn lấy ai đó làm cột mốc để theo đuổi, để phấn đấu thì nếu đủ quyết tâm và đầu tư, sẽ nhanh thôi bạn sẽ tiệm cận được với họ. Và sau đây là 4 cách mà tôi đã áp dụng để nâng cao, cải thiện kỹ năng để trở thành một Graphic Designer tốt hơn như bây giờ.

1. Bao phủ bản thân bằng cái đẹp

Bật mí nhé, đây là điều mà tôi cảm thấy tâm đắt nhất. Bạn càng dành nhiều thời gian để học hỏi, chú ý tìm hiểu các thiết kế đẹp, các sản phẩm của các Designer đi trước, bạn sẽ có những tiến bộ không ngờ.

Khi đang ngồi ở ghế nhà trường học thiết kế, nếu may mắn có những tiền bối tài hoa, hãy cố gắng kết thân và học tập từ họ. Tôi nghiêm túc đấy. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của họ, và có chăng họ nhờ bạn thiết kế giùm thì cũng đừng từ chối (trừ khi bạn quá bận). Bởi khi đó bạn sẽ được họ chỉnh sửa, góp ý cho thiết kế của mình và cá rằng họ sẽ bật mí cho bạn vài bí quyết mà chẳng ai chỉ bạn trên giảng đường đâu.

Ví dụ nhé, các đoạn văn bản trên web luôn có kích thước chữ < 10pt, nếu lớn hơn sẽ nhìn không chuyên nghiệp và khiến người đọc không hứng thú. Hay trước đây tôi luôn cố trải đều các chi tiết trên bản thiết kế, việc chừa ra những khoảng trắng luôn làm tôi khó chịu, cảm giác như có ai nằm đó và giễu tôi vậy. Nhưng mà rồi tôi đã học được các khoảng trắng quan trọng như thế nào và cách sắp xếp bố cục thiết kế hợp lý hơn. Font chữ cũng vậy, đôi khi hợp nhãn nhưng không hợp với thiết kế, với thông điệp cần truyền tải thì cũng … vứt. Tôi biết được cách phân loại các loại font chữ và cách đặt chúng vào từng loại thiết kế như thế nào, thứ trước kia tôi chỉ lăn chuột và chọn một cách cảm hứng.

>>> Tham khảo bài viết: 6 loại font chữ thiết kế phổ biến nhất hiện nay <<<

Tôi có thể kể rất nhiều nhiều thứ mà tôi đã học được từ những Designer giỏi giang khác. Thế nên nếu bạn nghiêm túc trở thành một Graphic Designer, hãy dành 30p mỗi ngày để lướt xem sản phẩm của những nhà thiết kế khác nhé. Đừng chỉ xem khơi khơi, cầm bút và đặt xuống ghi chú những thứ hay ho bạn trông thấy như bố cục ra sao, font chữ nào, effect nào được sử dụng…

Ok, thế bạn sẽ “săn” những “trai xinh, gái đẹp” của làng Design này ở đâu? Đề xuất cho bạn vài tụ điểm nhé:

Bao phủ bởi các Graphic Designer khác

Pinterest

Pinterest tựa như vườn quốc gia Madidi với tôi vậy bởi sự đa dạng không ngờ. Tôi có thế thu thập hàng trăm hàng nghìn ý tưởng, cảm hứng cho các dự án thiết kế thông qua trang web này. 

Instagram

Chắc hẳn điện thoại bạn có sẵn app Instagram rồi nhỉ? Nếu chưa thì cài gấp nhé.  Nơi đây bạn có thể bắt gặp những nhà thiết kế đáng kinh ngạc thông qua các #hashtag liên quan đấy. Hãy follow profile của các Designer hợp gu bạn và cả những #hashtag nữa nhé. 

Behance

Đâu là nơi các freelancer show porfolio của họ? Ắt hẳn là Behance rồi. Thế nên bạn tha hồ mà nhìn ngắm các sản phẩm mọi người trên đấy.

Dribbble

Tương tự như Behance, đây là một trang để các Graphic Designer show tác phẩm của họ lên. Bạn hoàn toàn có thể học hỏi và lấy cảm hứng từ những thiết kế trên đây.

2. Tái thiết kế những gì có sẵn

“Học phải đi đôi với Hành”, càng thực hành nhiều bạn sẽ càng giỏi, càng hoàn thiện hơn. Và một trong những cách dễ nhất đó là tìm hiểu một thiết kế nào đó và … làm ra một bản sao tương tự. Ok dĩ nhiên chủ đích ở đây là để bạn luyện tập chứ không vác cái bản copy đó đi thương mại nên đừng áy náy về “Vi phạm bản quyền”. 

Khi thực hiện việc tái thiết kế lại, bạn sẽ hình thành bộ nhớ đệm giúp bạn ấn tượng, nhớ lâu hơn về những điều mới mẻ khi khám phá ra các thủ thuật trong bản thiết kế đó. Ví dụ như nghệ thuật sử dụng nhiều loại font chữ trên 1 dự án chẳng hạn. Sau khi bạn tái tạo thành công, việc bạn có thể làm tiếp theo là đưa ra các ý tưởng khác, vu vơ cũng được, dự án thực tế cũng được, áp dụng thử những gì bạn học được từ dự án thực hành vào đấy xem như nào. 

3. Tạo phong cách thiết kế riêng biệt

Khi được bao phủ với các thiết kế đẹp và tái thiết kế chúng, có thể bạn sẽ nhận ra những cái bạn cho là đẹp đó có điểm chung với nhau. Việc xác định ra định hướng và phong cách thiết kế cụ thể là rất quan trọng nếu bạn muốn khác biệt so với các nhà thiết kế khác.

Graphic Designer cần tạo bản sắc cho riêng mình

Đó có thể là hiện đại, gọn gàng và tối giản. Cũng có thể là gì đó nữ tính, bay bổng, phong lưu, cổ điển,… Bạn cảm thấy bị thu hút bởi những thiết kế như thế nào thì đó là lọai thiết kế dành cho bạn. Vấn đề là làm thế nào để phát triển chuyên về một phong cách thiết kế? Hãy tiếp tục đắm mình vào những gu thiết kế bạn thích và re-design chúng cho đến khi những thiết kế tự tay bạn làm ra mang hơi hướng của phong cách đó. 

Việc bạn có một phong cách thiết kế, một gu thẩm mỹ riêng là một cách để khách hàng tiềm năng chú ý tới bạn. Bất cứ vị khách nào cảm thấy hứng thú với những thiết kế mang đậm dấu ấn phong cách của bạn thì bạn có nhiều khả năng hợp tác với họ sớm thôi. 

4. Thông thạo ít nhất 1 phần mềm thiết kế

Hãy là Lý Tiểu Long của làng Thiết kế đồ họa. 

“Tôi không sợ những kẻ tập một lần 10.000 cú đá, tôi chỉ sợ những kẻ tập 10.000 lần mỗi một cú đá!”.

Bạn không cần phải giỏi, phải biết nhiều phần mềm đồ họa, bạn chỉ cần MASTER 1 trong số chúng thôi là tốt rồi. Chọn cho mình một phần mềm phổ biến mà phù hợp với nhu cầu thị trường. “Khi mày giỏi một cái gì đó, đừng làm nó miễn phí”, vâng khi bạn đã quá thông thạo phần mềm đó rồi, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ nó và đồng thời bạn có thể ung dung thu nạp tiếp phần mềm thứ 2, thứ 3,… Điều này giúp bạn tiến xa hơn trên con đường của một Graphic Designer.

Có 2 phần mềm cơ bản nhất mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng cần phải biết đó là IllustratorPhotoshop. Bạn sẽ cân nhắc nên MASTER cái nào trước tùy vào nhu cầu và hướng đi của bản thân. Nếu bạn chuyên về chỉnh sửa ảnh, blend màu, mockup sản phẩm, thiết kế web thì Photoshop dành cho bạn. Còn bạn muốn thiết kế Logo, bộ nhận diện thương hiệu, ảnh minh họa dùng cho in ấn thì Illustrator sẽ tuyệt vời hơn. 

KẾT LUẬN

Ngành nghề nào cũng vậy, bạn cần định hướng phát triển để tạo ra những giá trị riêng cho bản thân để không bị “Sóng sau xô sóng trước”. Hy vọng bài viết giúp những bạn đang là Graphic Designer nâng cao tay nghề trong thời gian tới. 

Nếu bạn chọn con đường trở thành 2D Graphic Design thì chương trình dưới đây là phù hợp với bạn:

https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-thiet-ke-do-hoa-2d-graphic-design-1.html

One thought on “4 cách để Graphic Designer nâng cao tay nghề”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *