Pepsi trải qua hơn 120 năm lịch sử với hơn 10 lần thay đổi logo, chưa kể các biến thể hương vị khác của hãng. Dù có thay đổi bao lần thì Pepsi vẫn sẽ tiếp tục mang tới cho người dùng những trải nghiệm về hương vị tuyệt vời nhất. Hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của logo Pepsi qua các thời kì trông như thế nào nhé.
À nếu bạn cần biết rõ khái niệm Logo là gì thì đọc bài viết dưới đây trước nhé.
> Bài viết "Logo là gì?" << (opens in a new tab)">>> Bài viết “Logo là gì?” <<
1893: Tên gọi đầu tiên của Pepsi – “Brad’s Drink”
Trước khi Pepsi có tên là Pepsi như bây giờ thì Brad’s Drink là tên gọi đầu tiên của hãng. Chữ Brad lấy từ tên của Caleb Bradham, người dược sĩ đã phát minh ra thứ nước uống Cola nổi tiếng này.
Biểu trưng của Brad’s Drink là một chữ màu xanh lam trên nền trắng, font chữ đậm và trang trí khá công phu.
1898 – 1940: Logo Pepsi-Cola đỏ xoắn
Sau 5 năm xài cái tên Brad’s Drink thì đến năm 1898, thương hiệu đã đổi tên thành Pepsi-Cola. Chữ Pepsi bắt nguồn từ từ “dyspepsia”, có nghĩa là khó tiêu, vậy Pepsi-Cola là thứ nước ngọt uống khi bị khó tiêu. Cũng kể từ đây công ty phát triển nhanh chóng.
Từ Brad’s Drink thành Pepsi-Cola, màu đỏ trở thành màu chính của thương hiệu. Ở phiên bản đầu tiên, Logo Pepsi-Cola mỏng, màu đỏ và có các nét gai nhọn. Trong giai đoạn này, tagline của thương hiệu là “Exhilarating, Invigorating, Aids Digestion”, tạm dịch là “Phấn khởi, Tiếp sinh lực, Hỗ trợ tiêu hóa”.
Năm 1905, logo có chút điều chỉnh. Các nét đã trở nên mềm mại và dày cơm hơn. Nhìn chung ở bản chỉnh sửa này logo vẫn giữ được nét uốn lượn như trước, ngoài ra ở phần chữ “A” trong Cola có nét móc giống với chữ “P” trong Pepsi tạo được sự đối xứng và cân bằng.
Chưa đầy 1 năm, logo lại thay đổi lần nữa.
Phiên bản 1906 vẫn màu đỏ, vẫn uống lượn nhưng có một số khác biệt như:
- Các nét gai nhọn xuất hiện trở lại, nhưng mượt mà hơn.
- Chữ Pepsi có độ nghiêng, mang lại logo nhiều năng lượng hơn.
- Thêm chữ “Drink” trên nét uốn của chữ “C” như một lời kêu gọi hành động cụ thể dành cho sản phẩm này.
Nói thêm 1 tí về Pepsi trong giai đoạn này. Bạn sẽ thấy những phiên bản logo trong giai đoạn này của Pepsi trông khá giống với Coca-Cola. Và thậm chí Pepsi có vẻ như là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến nước giải khát với Coca-Cola khi phải phá sản lần đầu vì chiến tranh thế giới thứ nhất. Dù được Craven Holdings Corp mua lại nhưng năm 1930, Pepsi-Cola lần nữa đệ đơn phá sản lần hai.
Tuy nhiên sau đợt phá sản này, Pepsi-Cola đã vươn mình mạnh mẽ. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, Pepsi đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và bắt đầu bán sản phẩm đóng chai. Chỉ bằng việc tăng dung tích chai đựng lên 12 ounces (đơn vị đo khối lượng quốc tế, 1 ounce ~ 28,34gr) nhưng vẫn giữ nguyên giá, chai Pepsi trở nên khổng lồ hơn khi đặt cạnh chai Coca-Cola 6,5 ounce.
Phiên bản logo năm 1940 tuy đã có nhiều tinh chỉnh nhưng vẫn không khác biệt là mấy, vẫn màu đỏ trắng chủ đạo và trông đứng đắn hơn.
1950: Logo Pepsi với màu chủ đạo thứ 3
Cái hồi mà bộ phim Captain American 3: Civil War ra mắt, đã có một trend “Which side are you on?” chỉ việc bạn sẽ chọn 1 trong 2 phe đối lập với nhau. Như thường lệ, 2 ông lớn Pepsi và Coca không tránh khỏi cuộc chiến này với Blue team là Pepsi và Red team là Coca. Tại sao Ads lại nhắc tới câu chuyện này? Vì sau đây là nguyên nhân Pepsi được gọi là Blue team nhé.
Đối với thế chiến thứ 2, màu xanh dương được đưa vào trong logo Pepsi như một làn sóng thể hiện lòng yêu nước, ủng hộ quân đội. Giờ đây logo có 3 màu sắc chủ đạo, phía trên cùng là màu đỏ, ở giữa là màu trắng, dưới cùng là màu xanh dương giống với màu cờ Hoa Kỳ. Ngoài màu sắc thì logo đã được định hình trong shape tròn như cái nắp chai chứ không còn trôi nổi vô định như trước. Việc chọn hình tròn một phần vì để kết với khẩu hiệu của Bradham “Original Pure Food Drink”.
Logo Pepsi trong giai đoạn này đã định hình cho các thiết kế về sau. Chúng ta hãy chờ xem Pepsi đã làm gì để thoát hẳn ra khỏi cái bóng của Coca-Cola ở phần 2 của bài viết nhé.
>> Tham khảo khóa học Thiết kế Logo – Logo Creation chuyên nghiệp tại Keyframe:
https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-thiet-ke-logo-creation-62.html