Làm sao để chọn Nhiếp ảnh gia phù hợp cho thương hiệu của bạn?

Thuê một Photographer có thể là một thử thách, không chỉ bởi vì có quá nhiều photographer ngoài kia, mặt khác thật khó để tìm được ai đó đáp ứng nhu cầu của bạn (hoặc brand của bạn). Bài viết này chứa một vài thông tin có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn Photographer đáng đồng tiền bát gạo.

Ở đây chúng ta không tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của Nhiếp ảnh gia (NAG) đó như cách họ set máy ra làm sao, thông số như thế nào, thiết bị của họ là gì.

>>> Xem thêm bài viết: 8 xu hướng chụp ảnh năm 2020 bạn không thể bỏ qua

Bước 1: Tìm nhiếp ảnh gia

1. Thấu hiểu điểm mạnh của NAG

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm NAG nào đó, bạn cần hiểu nhu cầu bản thân là gì để tìm chính xác NAG chuyên về đặc thù của bạn.

Các NAG thường không chỉ chuyên về một loại nhiếp ảnh cụ thể ví dụ như ảnh chân dung (portrait photographer), ảnh sản phẩm (product photographer) mà họ còn chuyên làm việc với loại khách hàng cụ thể nào.

Những loại NAG phổ biến:

  • Event Photographer: chuyên chụp cho các loại sự kiện (như hội nghị, tiệc tùng, event,…), có thể bao gồm luôn cả wedding photographer, concert photographer, NAG hậu trường.
  • Product Photographer: chuyên chụp sản phẩm mà công ty sẽ bán chúng. Có thể họ sẽ chuyên vào một dòng sản phẩm riêng như thực phẩm, quần áo, đồ dùng,…
  • Portrait Photographer: chuyên chụp ảnh cho chủ thể là con người. Có thể chuyên biệt trong khâu chụp phần đầu (headshot), ảnh gia đình, chân dung của các bé hay ảnh kỷ yếu chẳng hạn.
  • Document Photographer hay Photojournalist: chuyên chụp ảnh trong các sự kiện lịch sử, tin tức có giá trị lưu trữ
  • Scientific Photographer: hỗ trợ các nhà khoa học chụp ảnh cho việc nghiên cứu của họ
  • Nature Photographer: chuyên chụp cảnh ngoài thời, thiên nhiên, phong cảnh, động/thực vật hoang dã.
  • Architecture Photographer: chuyên chụp các tòa nhà, dự án kiến trúc.
  • Editorial Photographer: khá giống với chụp ảnh phóng sự, tài liệu nhưng mang tính thương mại đi kèm, có giá trị dùng cho câu chuyện 
  • Sport Photographer: chuyên chụp chủ đề thể thao
  • Advertising Photographer: tương tự như Editorial Photographer ngoại trừ việc họ chụp để quảng cáo.

Nếu bạn cần chụp ảnh sản phẩm, hãy thuê Product Photographer. Nếu bạn yêu cầu chụp ảnh sự kiện, hãy thuê Event Photographer. Hãy nhớ rằng việc chụp một đối tượng nhất định ví dụ như đồ thủy tinh, gốm sứ, đồ trang sức hoặc vật liệu in ấn có thể sẽ khó khăn về mặt kỹ thuật. 

Trong trường hợp bạn không đánh giá được nhu cầu chụp của bản thân khó tới mức nào, hãy thu hẹp phạm vi, sau đó từ từ mở rộng tìm kiếm ra.

Dành thời gian nghiên cứu để xác định loại nhiếp ảnh nào mà bạn đang cần.

2. Tìm kiếm và nghiên cứu các Nhiếp ảnh gia

Việc bạn tìm kiếm một nhiếp ảnh gia cũng giống như bao loại dịch vụ khác: tìm hiểu và nghiên cứu trước khi liên hệ.

Một khi đã xác định xong loại nhiếp ảnh bạn đang theo đuổi, những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn đưa ra các lựa chọn:

  • Có một nhiếp ảnh gia nào chuyên chụp ở lĩnh vực cụ thể như vậy không nhỉ?
  • Đối thủ của bạn hoặc trước đây công ty bạn đã từng thuê nhiếp ảnh gia nào?
  • Có hội hay tổ chức đứng đầu về lĩnh vực bạn đang tìm kiếm không? Nếu có thì sẽ cực kỳ tốt bởi thường họ sẽ có website, nơi các nhiếp ảnh gia đề xuất xuất hiện trên đó.

Bạn có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm trên Google bằng cách thêm địa điểm cụ thể, loại hình nhiếp ảnh bạn đang cần. Ví dụ như  “chụp ảnh thức ăn tại sài gòn” hoặc “studio chụp ảnh đồ ăn”.

Bạn có thể tìm kiếm trên các thị trường trực tuyến như Fiverr, nơi bạn có thể so sánh các nhiếp ảnh gia khác nhau.

Bước 2: Chọn lựa Nhiếp ảnh gia phù hợp

Khi bạn đã có một list danh sách các nhiếp ảnh gia thỏa tiêu chí của bạn, bắt đầu thu hẹp mọi thứ lại để chọn đúng người mà bạn cần.

1. Đánh giá công việc của họ

Có một số thứ bạn sẽ muốn xem xét khi chọn một nhiếp ảnh gia:

  • Công việc trước đây của họ
  • Độ nổi tiếng

Nhìn vào trang cá nhân (facebook, instagram, website, behance,…) để xem xem anh ta có thực sự chuyên biệt về 1 lĩnh vực bạn cần không. Nếu đúng, thì đó thực sự là một nhiếp ảnh gia đáng tiền với kinh nghiệm quý giá. Chưa kể họ có đủ đạo cụ, bối cảnh shooting cho chủ đề này. Tuy nhiên nếu anh ta chuyên chụp về thực phẩm, đồ ăn nhưng bạn lại cần chụp chân chung của người làm bếp thì có lẽ sẽ không hợp.

Bạn có thể đọc thêm đôi dòng mô tả, tự sự của nhiếp ảnh gia để hiểu rõ tầm nhìn, định hướng của họ trong công việc. Ví dụ ngoài các bức ảnh trên trang cá nhân, anh ta còn viết thêm là 

Tất cả các buổi shooting luôn vui nhộn và thật thoải mái, ngay cả những khách hàng khó tính, hay căng thẳng cũng sẽ thấy thích những buổi chụp và trở nên thư giản trước ống kính. Bạn sẽ nhận được sự tư vấn trước khi chụp và tôi sẽ hướng dẫn bạn, giúp bạn trong suốt buổi chụp hình để con người thật của bạn tỏa sáng và được lưu lại trong máy ảnh.

Những loại nội dung này giúp bạn hiểu phong cách làm việc của NAG và quyết định xem nó có phù hợp với bạn không.

Và cuối cùng là đánh giá phong cách của hỉnh ảnh. Chọn một NAG vì bạn thích phong cách của họ là cách dễ nhất để miêu tả sản phẩm, dịch vụ của bạn theo cách phù hợp nhất với đặc tính thương hiệu. Một số khía cạnh bạn cần xem xét đó là: khung, bố cục, màu sắc, ánh sáng, độ sâu trường và thậm chí là bề mặt sản phẩm, phông nền, đạo cụ

Hai bức hình đều chụp cùng 1 Concept: một bông hoa trong một chiếc bình thủy tinh nhưng có phong cách hoàn toàn khác nhau. Cảm giác chung khi nhìn vào 2 bức ảnh là khác nhau, một tấm tập trung hơn vào việc bán hàng, còn một tấm có lẽ tập trung vào việc tạo ra cảm xúc cho chủ đề nào đó. Cả 2 tấm dường như đều được chụp ở studio, nhưng tấm bên trái thì ánh sáng nhiều, còn tấm bên phải thì hạn chế ánh sáng, tập trung vào các shadow (bóng). Như vậy chúng ta có thể tách biệt các porfolio qua tiêu chí ánh sáng như ví dụ trên. Một số khác thì tập trung vào độ sâu trường chẳng hạn.

Sau khi tự mình đánh giá về NAG (thông qua mô tả và hình ảnh sản phẩm), sẽ thật tốt nếu có thêm các đánh giá từ các khách hàng đi trước.

Kiểm tra trên các trang mạng xã hội, các đánh giá trên trang web của họ, đánh giá trên Google, Linkedln, Facebook,… Bạn có thể vào các trang web của khách hàng trước đây mà NAG đó từng cộng tác để xem các hình ảnh trên đó. Thông thường các NAG sẽ chọn những bức ảnh đẹp bỏ vào trong porfolio. 

2. Thu hẹp danh sách dựa trên nhu cầu của bạn

Dưới đây là một vài tiêu chí bạn có thể xem xét

  • Khoảng cách địa lý

Nếu bạn đang sống ở Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội (các thành phố lớn), bạn có thể chọn các nhiếp ảnh gia, studio ngay trước cửa nhà bạn hoặc trước công ty. Nhưng đối với nhiều lĩnh vực, bạn sẽ cần NAG làm việc từ xa. Họ có studio riêng và việc bạn cần làm là gửi sản phẩm đến cho họ. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian cho các buổi chụp cũng như kinh phí di chuyển, thời gian cho chính bạn và NAG.

Tất nhiên ở bất kỳ đâu bạn cũng có thể tìm được các NAG chụp ảnh chân dung, ảnh cưới hay các buổi shooting thương mại nhất định. Những người này có thể họ giỏi thật, nhưng như đã đề cập trước đó, sẽ hợp lý hơn khi làm việc cùng một người chuyên ngành để có thêm kinh nghiệm.

  • Quyền sử dụng Studio

Các nhiếp ảnh gia có quyền truy cập và tùy nghi sử dụng studio của họ? Nếu câu trả lời là không thì chắc chắn họ không phải là người bạn cần. Ánh đèn nhấp nháy, tấm khuếch tán hay các vật dụng đơn giản như kẹp giữ sản phẩm cũng không có nỗi.

Nhiều NAG không thật sự đầu tư nhiều vào thiết bị (ở đây là máy ảnh) mà họ tập trung nhiều hơn về không gian studio. Bạn có thể xem trên các trang cá nhân của NAG để thấy hình ảnh hậu trường và các thiết bị họ sử dụng để có thêm thông tin lựa chọn.

  • Thiết bị và kỹ thuật chụp

Có thật sự nên chú tâm vào việc NAG sử dụng loại máy nào không? Rõ ràng họ có máy ảnh chuyên nghiệp thế nên bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu xem họ sử dụng loại máy gì đâu.

Rất nhiều bài viết về việc thuê một NAG hỏi xem có nên chú ý vào yếu tố kỹ thuật của họ không chẳng hạn như họ có chụp bằng chế độ thủ công (Manual) hay không? Thật sự với tư cách là một Client thì điều đó chẳng liên quan gì tới bạn. Sự khác biệt giữa một pro và amateur là kết quả bức ảnh cuối cùng.

Một cách nữa để xem kỹ năng của NAG đó là họ có thể tại tạo lại những bức ảnh giống nhau không. Khi xây dựng thương hiệu nhất quán, bạn cần chắc chắn rằng trang web và các ảnh sản phẩm của bạn có được sự nhất quán và gắn kết với nhau. Nếu NAG đó không thể liên tục tạo ra ánh sáng, xử lý hậu kỳ mang lại sự nhất quán cho các hình ảnh, đó không thực sự là người bạn cần.

Bạn có dễ dàng kiểm tra điều này bằng cách giơ chúng lên và so sánh.

Một NAG chuyên nghiệp thường sẽ đặt nhiều câu hỏi hơn so với một người không chuyên. Bởi vì họ đã trãi qua quá trình quản lý các buổi chụp như vậy rất nhiều lần và họ sẽ không để có bất kỳ sai sót nào đáng có. 

Bước 3: Tiến hành thuê nhiếp ảnh gia

Đến lúc này bạn đã có thể chọn cho mình NAG phù hợp (hoặc có thể chọn 2, 3 người để lấy báo giá). Có một vài chi tiết bạn cần đảm bảo hoàn tất trước khi ký hợp đồng:

1. Tôi phải chi với mức giá bao nhiêu?

Đây thực sự là một câu hỏi khó trả lời, đặc biệt khi so sánh 2 hay nhiều các NAG cùng lúc vì họ làm việc khác nhau. Nhiều người sẽ đề xuất tỷ lệ theo ngày, từ đó bạn cần có được một số ý tưởng sơ bộ về những gì NAG cần đạt được trong ngày hôm đó. Nghĩ về những gì được tính toán trong ngày gồm đó, các phí bổ sung,…Mặt khác các studio lớn có cách tính phí quy mô trượt cho sản phẩm, giống như chụp theo gói (package) vậy.

  • Họ có tính phí trên mỗi sản phẩm hay không? Tính phí theo ngày, theo giờ?
  • Có tính thêm phí cho những size khác nhau của bức ảnh không? Ví dụ như phiên bản tối ưu dùng cho kênh online. 
  • Có cần đặt cọc trước không?
  • Những chi phí bổ sung mà bạn có thể phải chi trả trong suốt buổi chụp hình diễn ra?

2. Những điều cần biết về bản quyền?

Tất cả NAG sẽ cấp phép cho bạn sử dụng hình ảnh của họ, nhưng bạn gần như không sở hữu chúng và điều này được phản ánh trong phần câu hỏi. Ví dụ bạn có thể bị giới hạn sử dụng online và cần chi thêm một khoản để được phép đi in ấn.

Hãy nhớ rằng bạn không sở hữu các hình ảnh trừ khi bạn đã làm rõ và được sự đồng ý rõ ràng từ NAG. Bạn cần kiểm tra chính sách bản quyền của họ sẽ ảnh hưởng tới việc bạn sử dụng hình ảnh như thế nào. Thông thường các NAG sẽ có chính sách bản quyền trên trang web của họ, nhưng nếu bạn không tìm thấy, bạn có quyền yêu cầu được xem.

3. Quy trình như thế nào?

Tất cả yêu cầu, suy nghĩ và cảm nhận của bạn về sản phẩm, về thương hiệu cần được trao đổi cụ thể với NAG. Hầu hết các NAG sẽ cần một bản Brief. Sau đó danh sách các shot list cần được chuẩn bị và cung cấp thêm các chi tiết cần có cho bức ảnh. Những điều này giúp bạn và NAG không rơi vào tình trạng “hụt trước thiếu sau” và nhận được những bức ảnh không như ý.

Bạn nên phân bổ, ủy thác công việc như thế nào?

Đây thực sự là một câu hỏi quan trọng giữa NAG và khách hàng. Nếu chỉ hoàn toàn là hình ảnh sản phẩm, bạn cần chỉ ra các khía cạnh nhất định của sản phẩm và các khóc chụp cần có. Ví dụ như đó là thiệp chúc mừng và bạn muốn cái phong bì bên ngoài cũng được chụp thì bạn cần đề cập. Còn nếu không NAG sẽ tự quyết định xem các yếu tố nào cần và không cần cho bức ảnh.

Nếu nhiếp ảnh thiên về việc tạo ra một phong cách thương hiệu, hoặc chụp tổng quan cho một sự kiện, thì nó sẽ thiên về cảm giác và ít chi tiết hơn. Nếu đó là cho một sự kiện, bạn có thể yêu cầu một số người nhất định được chụp, nhưng hãy để phần còn lại cho NAG để họ có thể nắm bắt được bản chất của sự kiện cho bạn.

Tôi tin rằng việc chỉ cho NAG biết bạn cần gì là quan trọng nhưng chỉ ở một mức nào đó vừa đủ để đảm bảo bạn có được những gì bạn yêu cầu và cho phép người chụp tự do sáng tạo và tạo ra một số hình ảnh sản phẩm / dịch vụ của bạn nổi bật. 

Là một Client, bạn cần chuẩn bị gì?

Việc dành thời gian chuẩn bị trước buổi chụp là rất quan trọng vì nó giúp bạn tránh những chậm trễ không đáng có và các chi phí phát sinh.

Những điều bạn cần chuẩn bị trước đó là:

  • Bạn cần chuẩn bị bao lâu trước khi chụp?
  • Bạn cần chuẩn bì gì thêm ngoài sản phẩm ra?
  • Sản phẩm cứ vậy mà chụp hay cần chuẩn bị thêm gì không?
  • Studio sẽ cung cấp đạo cụ hay bạn tự chuẩn bị mang lên?
  • Đảm bảo sản phẩm của bạn sạch sẽ và không bị hư hại gì
  • Bạn có cần ở đó suốt buổi shooting hay không?

Nhiều trang web sẽ có luôn phần thông tin cho bạn biết là họ chuyên chụp thể loại ảnh nào. Và đôi khi họ sẽ cập nhật cả quy trình lên trên đó, giống như ví dụ dưới đây

Cân nhắc thuê NAG cho những dự án nhỏ trước

Sẽ không thể nào đoán được cách làm việc của bạn với bên thợ ảnh như thế nào cho đến khi bạn làm điều đó.

Cung cấp cho khách hàng một vài buổi chụp demo. Bằng cách thông qua những buổi chụp nhỏ đó, chúng ta và khách hàng sẽ biết được 2 bên có hợp làm việc với nhau không. Do đó có lẽ trước khi thuê một NAG để chụp toàn bộ danh mục sản phẩm của công ty bạn hay chụp cho hơn 500 nhân viên thì tốt hơn hết hãy thiết lập một buổi chụp demo đã. 

Đội ngũ hocdohoa.edu.vn biên dịch từ 99designs.com.

Bạn thích chụp ảnh và đang có nhu cầu tìm kiếm khóa học về Nhiếp ảnh? Hãy tham khảo khóa học dưới đây nhé:

https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-nhiep-anh-photography-11.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *