Vừa soạn xong portfolio và chuẩn bị apply, trong tay chỉ có vài tấm bằng của các khóa học UX/UI online/ offline, làm thế nào để Junior UX/UI Designer xin được việc khi bạn không có kinh nghiệm gì về UX hay design trước đó?
Dĩ nhiên sẽ khó khăn hơn các bạn đồng nghiệp có kinh nghiệm khác rồi. Tuy nhiên đừng vội buồn hay quá lo lắng, qua một thời gian dài tuyển dụng và build team trong thị trường UX/UI tại Hồ Chí Minh, mình có thể khẳng định:
Các bạn hoàn toàn có cơ hội!
Vấn đề hiện tại của thị trường và cơ hội.
Các công ty khi tuyển dụng có xu hướng lọc hồ sơ ứng viên từ mid-level trở lên, những UX/UI Designer vững tay, khi join vào có thể làm được ngay, giải quyết được các vấn đề về thiết kế mà họ đang thiếu hụt.
Nghe bít cửa đúng không, nhưng trong rủi có may: không phải công ty nào cũng vậy và “nhu cầu thiếu hụt” thì nơi ít nơi nhiều. Cơ hội các bạn có thể nắm bắt sẽ nằm ở vùng “ít” đó.
Vì sao? Tại các công ty đã có team design (từ 2-3 người), với nhu cầu tuyển dụng chỉ là bổ sung nhân sự, họ sẽ tuyển dụng với một góc nhìn bao quát hơn, không quá chú trọng về năng lực, điều họ quan tâm là liệu bạn có phù hợp với team và công ty hay không (culture fit), có tiềm năng để “sử dụng” hay không.
Đây cũng chính là cơ hội để các bạn Junior UX/UI Designer có thể tham gia 1 team design và bắt đầu con đường sự nghiệp của mình.
Vậy thì chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Đây chính là những điều cần thiết mà các bạn nên tập trung đầu tư content trong portfolio, và cả trong ngày phỏng vấn: thuyết phục được công ty, nhà tuyển dụng rằng bạn ĐÁNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ, đầu tư về cơ hội, về thời gian họ cho bạn phát triển, để sau (x) tháng bạn có thể bắt đầu đóng góp cho công ty.
Bạn cần gì? Bên cạnh CV dĩ nhiên bạn cần chuẩn bị:
1. Portfolio
2. Tìm hiểu về công ty, nơi bạn sẽ apply vào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
1. Portfolio
Khi phỏng vấn, một lỗi mình thường thấy thậm chí ở các bạn level senior là các bạn quá chú trọng showcase mockup dự án mình làm trong porfolio. Các bạn quên mất rằng UX/UI design không chỉ là công việc về nghệ thuật và thẩm mỹ. Vì thế, cái nhà tuyển dụng mong muốn được thấy khi scan hồ sơ chính là quá trình phân tích và giải quyết vấn đề của các bạn, các bạn làm thế nào để cải thiện UX của sản phẩm.
2. Buổi phỏng vấn
Ai cũng đồng ý công việc của UX/UI designer là xoay quanh người dùng (user). Tuy nhiên các công ty sẽ không quan tâm phần việc của bạn trông như thế nào, có bao nhiêu persona cần làm, cần phân tích user journey ra sao…vâng vâng nếu như nó không đem lại lợi ích gì cho họ.
Do vậy, trong câu chuyện giới thiệu về bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng, các bạn nên nhấn mạnh góc nhìn về sản phẩm, UX work của các bạn không những đem lại lợi ích cho người dùng mà còn cho doanh nghiệp nữa.
Để đánh trúng được mối quan tâm của nhà tuyển dụng, tất nhiên bạn sẽ phải tìm hiểu về họ một cách kỹ càng đúng không. Làm được vậy thì đảm bảo, phần trăm các bạn được nhận sẽ cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh các chủ đề chính trên, đừng quên một điểm cũng quan trọng không kém – bạn cần nhấn mạnh sự nhiệt huyết và tiềm năng học hỏi nhanh của bạn sẽ giúp được gì cho công ty trong tương lai. Khi bạn chưa có gì trong tay, tinh thần hăng hái cũng góp phần quyết định bạn có ĐÁNG được tuyển hơn những ứng viên khác hay không.
Và còn gì nữa?
Chỉ với một bài chia sẻ này thì chưa đủ để mình chia sẻ hết những kiến thức và kinh nghiệm khi tuyển dụng UX/UI Designer.
Vì thế mình đã tham gia chia sẻ sâu hơn về chủ đề này tại: Keyframe Multimedia Talk: Junior UX/UI Designer – Làm sao xin được việc? qua Zoom. Event này đã được ghi hình lại và phát hành lại trên youtube của Keyframe. Bạn có thể xem chi tiết buổi chia sẻ tại đây.
Còn nếu như bạn là người mới tìm hiểu và đang tìm kiếm các khóa học UX/UI từ nền tảng hoặc nâng cao kỹ năng, tư duy và quy trình thiết kế Product… Thì Keyframe sẽ có nhiều khóa học và nhiều sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Tham khảo các khóa học tại đây: https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-uiux-design-completed-4.html
Nội dung được chia sẻ bởi Chị. Hoàng Trâm - Senior Manager UI/UX at Lazada Vietnam, Lecturer at #Keyframe.