Kỷ nguyên 4.0 diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới như là hệ quả tất yếu của vòng xoáy phát triển của xã hội. Nó mang đến những cơ hội nhưng cũng tiềm tàng những rủi ro.
Kỷ nguyên 4.0 là gì?
“Kỷ nguyên 4.0”, ”Thời đại 4.0”, hay nhiều tên gọi khác mà bạn đã từng nghe loáng thoáng trước đây chính là nói đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới.
Trước đây đã có 3 cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra:
- Cách mạng công nghiệp 1.0: sự phát minh của động cơ hơi nước, động cơ đốt trong giúp tăng năng suất lao động
- Cách mạng công nghiệp 2.0: điện năng được sử dụng nhiều hơn và công nghệ kỹ thuật được phát triển vượt bậc.
- Cách mạng công nghiệp 3.0: khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh, Internet phủ sóng và sự ra đời của rất nhiều thiết bị điện tử.
Và bây giờ chúng ta đang ở trong Kỷ nguyên 4.0 với việc sử dụng nền tảng công nghệ số ứng dụng vào trí tuệ nhân tạo nhằm tối ưu hóa quy trình, tăng năng xuất công việc, tiệm kiệm chi phí nhưng mang lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng.
Nhiều ngành nghề đã bị ảnh hưởng bởi nền công nghiệp 4.0 thậm chí là bị xóa sổ do tính chất tự động hóa, khi mà máy tính và các thiết bị sẽ thay thế con người. Là những người còn đang ngồi ở ghế nhà trường, bạn hãy chuẩn bị hành trang thật kĩ đế đón đầu cơn bão 4.0 này.
Vậy học ngành gì trong kỷ nguyên 4.0? Những ngành nghề nào trở nên “HOT” trong kỷ nguyên số hóa này?
Nhìn vào thực tế này, ngành chế tạo ra robot như cơ điện tử sẽ trở nên “HOT”. Nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như: Công nghệ thông tin, năng lượng, logistics, kỹ thuật y sinh…Tuy nhiên ở điều kiện học tập cũng như phát triển sự nghiệp các ngành nghề kể trên tại Việt Nam chưa thực sự được đầu tư.
Ngoài nhóm ngành công nghệ (CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ truyền thông …), nhóm ngành dịch vụ như :du lịch, nhà hàng, khách sạn; nhóm ngành dinh dưỡng và ẩm thực; nhóm ngành điện tử, cơ khí, tự động hóa; nhóm ngành quản lý, quản trị ; nhóm ngành công nghệ chế biến… là những ngành mà robot, máy móc không thể thay thế con người hoàn toàn. Thế nên ngoài việc tích lũy cho mình kiến thức chuyên ngành, bạn cũng nên đầu tư tìm hiểu những giải pháp tiên tiến, những ứng dụng thông minh để tích hợp trong công việc được tốt hơn.
Ở nhóm ngành kinh tế, robot cũng chỉ thay thế được một vài vị trí như bán hàng, vận chuyển… nhưng ở cấp quản lý, điều hành, hoạch định chiến lược thì đòi hỏi phải có bộ óc và bàn tay con người điều tiết. Thế nên nếu bạn theo học ngành Kinh tế, hãy phấn đấu lên làm BOSS luôn nhé.
Trí tuệ nhân tạo có thể vượt con người ở những mảng tính toán, logic… Vậy còn những nhóm ngành nghề thiên về cảm xúc, sáng tạo như Thiết kế đồ họa, thiết kế Video, làm phim v.v thì sẽ ra sao?
Thiết kế đồ họa truyền thông trong vòng xoáy 4.0
Kỷ nguyên “mì ăn liền”
Có thể nói nôm na, thời đại 4.0 là sự lên ngôi của sự tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Ví dụ như Taxi Công Nghệ – Grab, chỉ với 1 chiếc smartphone có kết nối Internet, bạn dễ dàng đặt 1 cuốc xe với điểm đón và điểm dừng chính xác với thông tin tài xế, giá cước rõ ràng được hiển thị trên App điện thoại của bạn.
Lý tưởng và triết lý của công nghệ 4.0 chính là sử dụng tối ưu các hệ thống công nghệ để tăng năng xuất công việc, tiết kiệm chi phí sản xuất, mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả khách hàng.
Có người bảo rằng ngành Thiết Kế Đồ Họa ít bị ảnh hưởng bởi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bởi tính chất sáng tạo, cảm hứng đặc thù của nghề khó máy móc nào thay thế được. Nhưng hãy nhìn vào điện thoại của bạn, tìm xem trong đó có những phần mềm chỉnh ảnh, cắt ghép ảnh như VSCO, Snapseed, Ulike hay những ứng dụng làm video như iMovie, Quik, VivaVideo hay không?
Giờ đây chúng ta không cần phải ngồi trước màn hình máy tính cùng phần mềm Photoshop với hàng chục, hàng trăm Tools (Công cụ) để chỉnh sửa 1 bức ảnh selfie thật đẹp để đăng facebook nữa. Chỉ với 1 vài cứ click trên app điện thoại, bạn đã có ngay sản phẩm”mì ăn liền” đẹp lung linh và trông thật chuyên nghiệp.
Khác biệt để tồn tại
Trong thời buổi bùng nổ của thương mại điện tử, tính cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng gay gắt hơn. Khi người tiêu dùng ngày càng “nghiện” các thiết bị điện tử, thách thức dành cho các Doanh nghiệp là làm sao để người tiêu dùng thấy thương hiệu của họ trông thật bắt mắt, thật tiện dụng trên nền tảng thiết bị điện tử. Lúc này bộ mặt của Doanh nghiệp được thể hiện qua giao diện web, các ứng dụng, các trang mạng xã hội. Thiết kế lúc này đòi hỏi sự khác biệt, có dấu ấn riêng của người thiết kế chứ không còn qua các ứng dụng “mì ăn liền” nữa, qua đó truyền tải mong muốn, thông điệp của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao hơn, có khả năng nghiên cứu, tiếp cận những cái mới, biết làm chủ máy móc. Mặc dù trí tuệ nhân tạo đã có những bước tiến nhảy vọt. Nhưng vẫn bị hạn chế rất nhiều trong việc tư duy và sáng tạo. Mà đặc thù của ngành Thiết Kế Đồ Hoạ lại là 1 ngành cần phải có sự sáng tạo không ngừng. Đó chính là cơ hội cũng là thách thức của những người làm trong lĩnh vực này.
Những công viêc liên quan đến sáng tạo vẫn luôn dẫn đầu xu hướng trong thời đại 4.0 do con người sẽ không thế bị thay thế, máy móc chỉ hỗ trợ các công việc thiết kế trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn phát triển song hành cùng nền Công nghiệp 4.0, bạn cần chuẩn bị hành trang, lộ trình kỹ lưỡng với kiến thức, kỹ năng nghề, tư duy cần có của nghề Thiết Kế Đồ Họa. Bạn có thể tham khảo lộ trình học Thiết kế đồ họa tại ĐÂY
Trong thời đại 4.0 thì đào tạo phải gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội, thậm chí phải đón trước nhu cầu để điều chỉnh phát triển.
Nói cách khác, cách mạng 4.0 sẽ loại bỏ các công việc phổ thông và gia tăng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, biết làm chủ máy móc và thực hiện các công việc đòi hỏi tư duy phức tạp mà robot hay trí thông minh nhân tạo không thực hiện được.
Chúc bạn chọn được ngành phù hợp với sự phát triển của mình nhé.
One thought on “Học ngành gì trong kỷ nguyên 4.0?”