Nếu bạn là một trong những khán giả ngồi lại để xem After Credit của các phim bom tấn của Marvel, bạn sẽ nhận ra tên của đội ngũ rất lớn tham gia vào sản xuất chạy trên màn hình đó là các nghệ sĩ làm kỹ xảo VFX (Visual Effect)
VFX dĩ nhiên góp một vai trò rất lớn trong sự thành công của các bộ phim bom tấn. Ví dụ như trong tập Avenger: Infinity War, chỉ có khoảng 80 shots phim không qua xử lý kỹ xảo hiệu ứng trong tổng số hơn 2500 shots.
Vậy người người làm kỹ xảo VFX này thực sự họ là ai, và họ đã làm những gì?
Bởi vì rất ít trong số họ nhận được sự thừa nhận về những đóng góp cho sự thành công của phim. Tài khoản Twitter tên là DradakVFX đã cố gắng làm nổi bật danh sách những VFX artists trong phần Avenger: Endgame bằng cách chọn lọc những nghệ sĩ và những người đứng đầu các phòng ban của các Studios làm VFX như Framestore, Industrial Light & Music và Cinesite, rồi đánh dấu màu sắc của mỗi người theo vai trò của họ như texturing, compositing cho tới rotoscoping.
Cách làm này giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cách mà 1 bộ phim như Endgame ra đời, nhưng phần mô tả đó sẽ không có ý nghĩa lắm với bạn nếu bạn là người xem bình thường. Các VFX artists hiển nhiên là tạo ra các nhân vật trong CG (Computer Graphic) và đặt chúng vào trong các cảnh quay thật, nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế phức tạp hơn thế nhiều. Các cảnh phim thường được tạo ra từ các cảnh quay độc lập, hay các diễn viên trong các bộ độ bắt chuyển động hay chỉ 1 phần của bộ trang phục trên người, tất cả chúng sau đó sẽ được thay thế hoặc vẽ ra. Đó thực sự là 1 việc khá khó của đội ngũ làm kỹ xảo VFX.
Bạn nên biết rằng các Studios VFX khác nhau nhưng có thể làm chung một công việc từ đơn đặt hàng của nhà sản xuất, đó là lý do tại sao trong phần credits bạn sẽ thấy rất nhiều người đứng chung trong một nhóm “Artists” hay “Digital Artists”. Và những gì xuất hiện tại phần credits luôn là một vấn đề để đàm phán. Thỉnh thoảng, không phải tất cả nhân lực làm VFX sẽ được liệt kê ra trên credits, vì có thể tùy theo số lượng cho phép của mỗi studio VFX.
Tương tự như vậy, có nhiều loại công việc liên quan tới hiệu ứng VFX thường diễn ra cùng lúc, nên thật sự không cần thiết phải “gửi mặt đặt tên” những vai trò này trong phim, nên chắc chắn rằng chúng sẽ không xuất hiện trên credits. Dựa trên bảng phân tích của DradakVFX, dưới đây là những khái niệm bạn của các vị trí công việc FVX cần nắm khi bạn đọc tên của của những người xuất hiện trong cuối các phim MCU lần tiếp theo.
Các vị trí công việc của các nghệ sĩ làm kỹ xảo VFX
ROTOSCOPING / PREP
Cảnh Robert Downey Jr. Tony hay Tony Stark xuất hiện trong Infinity War như thể anh ấy đang chiến đấu ở hành tinh Titan thật vậy. Tất cả các cảnh đều được quay trong một phông nền màu xanh lá, hay chỉ 1 phần cảnh giả được dựng lên. Các nghệ sĩ Rotoscope – được ví như những người hùng VFX bởi tính tỉ mỉ trong công việc của họ – tách riêng Tony Stark ra khỏi các cảnh quay. Việc này cho phép họ có thể thêm những thứ khác vào sau Tony hoặc làm cho Tony được hòa hợp hơn với môi trường được tạo ra từ kỹ thuật số hay các nhân vật CG.
TRACKING / MATCHMOVIE
Tương tự như Rotoscoping, đây là một công việc khác trong tiền xử lý trước khi làm hiệu ứng, và nó thực sự rất quan trọng đối với các bộ phim sử dụng hàng tấn hình ảnh CG. Chuyện xảy ra ở đây sẽ là có một người làm tracking / matchmove sẽ track – thường là frame by frame – các chuyển động của camera hay live-action của diễn viên, đồ vật hay các phân cảnh để ráp khớp với các chuyển động được tạo ra từ các yếu tố CG khác. Nếu không làm bước này, mọi thứ có thể sẽ không xuất hiện chính xác trên màn ảnh.
MODELER
Tất cả các nhân vật, sinh vật, tàu không gian, môi trường, cảnh quan… hay kể cả quần áo trang phục được xử lý công nghệ CG đều cần được tạo dựng mô hình. Bạn cứ nghĩ những người làm mô hình giống như những nhà điêu khắc hay những nhà xây dựng. Các mô hình CG thường được dựng trên các phần mềm 3D chuyên biệt, đôi khi chúng được tạo ra từ 1 mớ tạp nham hoặc ý tưởng nào đó và thường được hỗ trợ bởi máy ảnh và máy quét 3D.
RIGGING
Khi một mô hình CG được tạo ra, nó sẽ cần phải có chuyển động (motion), và điều đó là công việc của những Rigger. Nhóm người này cung cấp một bộ xương kỹ thuật số (digital skeleton) cơ bản để cho các nhân vật CG chuyển động có được sự chân thực nhất. Họ phải thực sự đi sâu vào chi tiết nhân vật, thậm chí cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về giải phẫu.
ANIMATOR
Với một mô hình CG cứng nhắc, các nhà làm phim hoạt hình (Animator) đảm nhận nhiệm vụ cung cấp diễn hoạt cho các nhân vật CG, đồ vật hoặc bất cứ thứ gì khác cần phải chuyển động. Những nghệ sĩ này có thể sử dụng tài liệu tham khảo có sẵn, hoặc ghi lại chuyển động thậm chí là tự quay phim hoặc thực hiện phương thức “key-framing”. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ di chuyển mô hình vào đúng các tư thế trọng điểm để ra sản phẩm cuối cùng.
TEXTURING
Bây giờ chúng ta sẽ đến phần bề mặt của các mô hình CG này như là da, quần áo của nhân vật hay là việc sơn vẽ một chiếc tàu. Tất cả công việc kể trên đều phải được vẽ, đó là công việc của các họa sĩ texture – những người sử dụng bút vẽ digital để thực hiện. Họ lấy những họa tiết đó từ đâu? Thường là từ ngoài đời thực, còn không thì từ những thư viện vật liệu lớn.
GROOMING
Rocket (1 thành viên trong đội Vệ binh dãi ngân hà) không đơn giản chỉ là Rocket nếu không có bộ lông thú độc đáo của mình. Mô phỏng lông tóc CG luôn là một trong những việc khó khăn nhất khi làm VFX, do đó những nghệ sĩ grooming phải làm thủ công bộ lông cũng như tìm ra bộ lông đó thực sự sẽ trông như thế nào. Trong nhiều trường hợp, có hàng triệu triệu các sợi tóc cần được gom lại.
CREATURE FX
Đây là một cụm từ nói đến tất cả các loại chuyển động và mô phỏng được thêm vào trên các mô hình, texture và bộ xương digital. Ví dụ như mô phỏng cơ bắp và thịt lắc lư qua lại khi Thanos di chuyển hoặc nói chuyện. Tóc, lông hay quần áo cũng nằm trong vai trò này.
FX
Phản ứng nổ! Nước! Phép thuật của các siêu anh hùng! Đây là công việc chính của các nghệ sĩ FX, những người tái tạo các hiện tượng trong thế giới thực hoặc tạo ra các loại hiệu ứng khác. Khi Doctor Strange bắn ra những sức mạnh phép thuật huyền bí của mình, họ cố làm cho chúng trở nên sống động nhờ các phần mềm mô phỏng phức tạp.
ENVIRONMENT / DMP
Trước khi làm hiệu ứng kỹ xảo, các môi trường xung quanh không thể được quay phim bằng cách bình thường sẽ được thực hiện bằng matte paintings, Tên gọi “matte paintings” vẫn được dùng để chỉ về vai trò của việc sử dụng Digital Matte Painting (DMP) với sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật số. Tuy nhiên, chúng không chỉ là những bức tranh vẽ 2D, thông thường là các sản phẩm 3D phức tạp hay sự mở rộng của việc nhiếp ảnh live-action.
LIGHTING
Rất nhiều việc trong làm kỹ xảo VFX là tạo dựng bối cảnh, nhưng một khi các bối cảnh này được đưa vào trong phim thì đều cần phải được đánh sáng. Có thể Groot cần được xuất hiện trong bóng tối, hay trong một môi trường u ám – người đánh sáng sẽ linh hoạt trong mỗi cảnh quay khác nhau. Trong VFX, ánh sáng thường đi chung với render.
COMPOSITING
Hãy nhớ lại lúc Tony Stark trên hành tinh Titan. Diễn viên phải kết hợp với khung cảnh background, với bộ đồ Iron Man của anh ấy, với các diễn viên khác, tia lazer hay kể cả các vụ nổ và các lớp hiệu ứng khác. Các lớp này được kết hợp bởi các Compositors, những người thường tham gia vào cuối quá trình để tạo thành những hình ảnh cuối cùng, trong đó họ cũng tinh chỉnh các yếu tố ánh sáng và các hiệu ứng phụ. Compositing có thể làm cho một cảnh có kỹ xảo trông giống như không có kỹ xảo vậy.
PIPELINE TD
Những bộ phim Marvel này đã trở thành những sản phẩm bom tấn, do vậy cần phải lập ra các Pipeline TD các hãng phim VFX để xử lý rất nhiều cảnh quay. Một Pipeline TD hoặc giám đốc kỹ thuật (technical director), được giao nhiệm vụ kết hợp các toolsets, code sets, communication links và các quy trình khác nhau để đưa các yếu tố VFX từ gần như không có gì vào hình thái cuối cùng của chúng.
EDITORIAL
Có công đoạn Editing khi làm kỹ xảo VFX không? Chắc chắn rồi, các VFX Editors thường đứng giữa các Studios VFX và nhà sản xuất chính, sắp xếp các cảnh VFX đang thực hiện hay cần hoàn thành vào đúng ngữ cảnh của nó. Họ cũng thường là nhóm nghệ sĩ đứng sau các Visual Effect Killer mà bạn nhìn thấy, đặc biệt là trong các mùa trao thưởng
Đó là những vai trò chính của những người làm kỹ xảo VFX được highlight bởi DrakaVFX ở cuối phim Avenger Endgame. Lần tới khi bạn thưởng thức Credit của một bộ phim, hãy dành chút thời gian để nghĩ về thời gian mà các nghệ sĩ này đã dành ra để mang đến cho bạn những nhân vật yêu thích trên màn ảnh nhé.
Đội ngũ hocdohoa.edu.vn biên dịch từ polygon.com. Vui lòng để nguồn nếu có repost.