Vài năm gần đây ngành học UI/UX ở Việt Nam trở nên khá HOT do nhu cầu cao. Offer dành cho UI/UX Designer cũng tăng mạnh theo từng năm. Tuy nhiên ngành này chưa có hệ thống đào tạo chính quy tại các trường Đại Học, vì vậy xảy ra tình trạng cung ko đủ cầu.
Nếu bạn bạn mới bước vào lĩnh vực UI/UX nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hãy xem nội dung chi tiết qua các hình minh họa bên dưới nhé.
1 năm trở lại đây, rất nhiều khoá học, chương trình đào tạo UI/UX được mở ra, nhằm mục đích đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng cho thị trường. Và sau đây là 6 bước để bạn bắt đầu học UI/UX theo kinh nghiệm cá nhân của mình.
1. Understand Design Process
Rất nhiều các bạn junior designer thường nhảy thẳng vào design ngay khi nhận được yêu cầu (mình ngày xưa cũng thế).
Xin khẳng định với bạn là việc này không tốt một chút nào. Chúng ta nên thiết kế một cách có khoa học và có nghiên cứu.
Điều đầu tiên mình khuyên bạn nên tìm hiểu về quy trình thiết kế sản phẩm (Design Process). Có một vài quy trình bạn có thể tìm kiếm trên Google với từ khoá “design process”, ở đây mình highly recommend bạn tìm hiểu về khái niệm “Design Thinking”. Với mình Design Thinking không chỉ là quy trình, mà còn là tư duy thiết kế sản phẩm.
Một sản phẩm tốt là sản phẩm giải quyết được vấn đề của người dùng. Để làm được điều này, bạn cần biết mình làm sản phẩm cho ai, giải quyết vấn đề gì của họ, giải quyết bằng cách nào… Đây là nguyên lý cơ bản nhất trong ngành thiết kế, được sử dụng cho việc thiết kế sản phẩm từ vật lý đến công nghệ.
Design Thinking sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó qua quy trình sau:
- Empathize – Thấu cảm người dùng
- Define – Xác định vấn đề người dùng gặp phải
- Ideate – Lên ý tưởng
- Prototype – Thiết kế nguyên mẫu đầu tiên
- Test – Thử nghiệm thiết kế
>>> Đọc thêm bài viết: “6 bước để tạo ra một bản thiết kế UI/UX hoàn chỉnh”
2. Read books & articles
Sau khi nắm được tư duy về quy trình thiết kế tổng thể, bạn cần tham khảo thêm sách, các bài viết về thiết kế. Có một số đầu sách (có thể coi là kinh thánh trong ngành) bạn nên đọc:
- Don’t Make Me Think
- Design Of Everyday Things
- Hooked
Bên cạnh đó bạn nên đọc thêm tài liệu, bài viết về các case study, các phương pháp nghiên cứu, phương pháp thiết kế, xu hướng thiết kế mới. Những bài viết này hiện tại bạn có thể tìm trên Medium, UX Planet, UX Collective…và rất nhiều kênh khác bạn có thể tìm thấy trên mạng, thời đại công nghệ rồi, cái gì không biết thì ta tra Google :)))
3. Master basics of visual design
Có thể coi User Interface (giao diện người dùng) là bộ mặt của sản phẩm, nó là nơi người dùng nhìn thấy và tương tác với sản phẩm của bạn.
Để đảm bảo một giao diện đủ tốt, bạn cần thành thạo những yếu tố cơ bản về:
- Color: ý nghĩa của màu sắc và nguyên lý sử dụng màu
- Typography: các loại font chữ, các hệ font chữ cũng như quy tắc sử dụng typo trong thiết kế UI
- Contrast: độ tương phản, xây dựng phân cấp thông tin, tạo điểm nhấn
- Spacing: sử dụng khoảng trắng giúp phân tách hoặc gom nhóm những thông tin trên giao diện, giúp việc phân cấp thị giác rõ ràng hơn
- Grid: các thông tin trên giao diện được bố cục ngay ngắn và gọn gàng, giúp tăng tính đồng nhất cho giao diện của bạn
Bạn có thể tham khảo thêm từ những nguồn sau:
- Laws of UX
- NNG Heuristic Evaluation
4. Join a design course
Nếu bạn cảm thấy lượng thông tin trên mạng quá nhiều và lan man, bạn không biết cách để hệ thống hoá những thông tin đó thì mình khuyên bạn nên tham gia vào một khoá học thiết kế UI/UX.
Khoá học thiết kế sẽ giúp bạn hệ thống hoá những kiến thức lan man kia thành của bạn, hướng dẫn bạn cách làm việc nhóm, cách làm một case study từ đầu đến cuối. Bên cạnh đó, bạn còn nhận được sự trợ giúp từ các mentor, giảng viên của khoá học – thường là những anh chị Senior có kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Bạn có thể tham khảo những khóa sau:
- Khóa học UI Design: https://bit.ly/2W7UyCd
- Khóa học UX/UI Web/Mobile App Design: https://bit.ly/38oLs6A
5. Join a community
Tham gia vào một cộng đồng thiết kế sẽ giúp bạn gặp gỡ, làm quen với nhiều đồng nghiệp.
Chúng ta sẽ cùng chia sẻ những câu chuyện, vấn đề thường gặp trong công việc,… hoặc chia sẻ kiến thức (như mình ^_^)
Ngoài ra bạn còn có thể tiếp cận nhiều hơn những cơ hội việc làm khi tham gia vào một cộng đồng.
6. Start a project
Sau khi tìm hiểu những kiến thức về công cụ quy trình cũng như quy tắc trong thiết kế, giờ là lúc bạn nên thử bắt đầu triển khai một Project cá nhân. Bạn có thể lấy ý tưởng từ:
- Những vấn đề bạn (hoặc những người xung quanh) hay gặp trong cuộc sống
- Thiết kế lại trải nghiệm của một sản phẩm mà bạn cho là chưa tốt
Những project cá nhân này là output thể hiện cho những kiến thức mà bạn đã học được, giúp xây dựng portfolio cá nhân, từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của bạn chính xác và dễ dàng hơn.
Nội dung được chia sẻ bởi Anh. Lê Bách, UX/UI Team Leader tại Teko Vietnam, UX/UI Lecturer tại #Keyframe
Illustration by Keyframe Team