“Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành UX/UI Design, có thể bạn đã đọc qua một số bài viết về những kỹ năng cần có của một UX/UI Designer.“
Và với những bạn newbie, mới chuyển qua sẽ cảm thấy hoang mang khi nhìn vào những biểu đồ, ma trận kỹ năng trông rất nguy hiểm đó? Không biết phải bắt đầu từ đâu?
Bài viết này mình sẽ liệt kê ra 6 kỹ năng cần có của một UX/UI Designer. Bạn có thể xem chi tiết bài viết qua các hình minh họa bên dưới.”
Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức cá nhân, mình sẽ tổng hợp lại một cách ngắn gọn những kỹ năng mà một newbie cần có để bắt đầu sự nghiệp UX/UI Designer. Hy vọng là bài viết này sẽ giúp các bạn yên tâm hơn.
Một UX/UI Designer sẽ cần có 6 kỹ năng/nhóm kỹ năng chính:
- User flow, Wireframe & Prototyping
- Visual Design
- User Research & Usability Testing
- Information Architecture
- Collaboration
- Communication & Presentation
Một số thuật ngữ mình xin phép sử dụng Tiếng Anh để giữ nguyên ý nghĩa (và đỡ mất thời gian dịch hihi ^_^)
1. User flow, Wireframe & Prototyping
Một bước quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm là bạn phải hình dung được sản phẩm sẽ hoạt động như thế nào (ở cấp độ tổng quan). Bạn cần biết người dùng sẽ đi qua những bước nào, hành động và tương tác của họ ở từng bước.
Tuỳ vào từng giai đoạn của quá trình này, bạn cần phải tạo user flow, wireframe hoặc prototype.
- User flow
- Wireframe
- Prototype
>>> Xem thêm bài viết để hiểu Wireframe là gì & Prototype là gì nhé ^_^
2. Visual Design
Thiết kế trực quan là một trong những kỹ năng quan trọng đối với một UX/UI Designer. Để thành thạo kỹ năng này, bạn cần 3 yếu tố:
- Thành thạo những công cụ thiết kế như Figma, Sketch, Photoshop, Illustrator,…
- Xây dựng nền tảng kiến thức về thiết kế trực quan bao gồm: kiểu chữ, màu sắc, bố cục, biểu tượng, tương phản, khoảng cách.
- Cuối cùng là kiến thức về tính khả dụng trong thiết kế. Bạn cần nắm rõ người dùng của mình là ai, họ sử dụng sản phẩm của bạn trong bối cảnh nào để có thể đưa ra thiết kế phù hợp nhất cho họ.
Ví dụ ứng dụng dành cho đối tượng người dùng trung niên – lớn tuổi thì cần sử dụng font chữ và CTA lớn, ứng dụng học cho trẻ em thì nên dùng màu sắc vui tươi, font chữ và nút đơn giản dễ thương,…
Bạn có thể tham khảo một số bộ Design Guideline nổi tiếng như của Apple (Human Interface Guideline) hoặc Google (Material Design) để tìm hiểu thêm.
3. User Research & Usability Testing
Một sản phẩm tốt là sản phẩm giải quyết được vấn đề của người dùng. Vì vậy điều đầu tiên bạn cần làm, đó là hiểu được người dùng của mình: Họ là ai, họ cần gì? Đó là lý do bạn cần phải có kỹ năng về UX Research nếu bạn muốn được coi là một UX/UI Designer.
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu người dùng bạn có thể tìm thấy trên internet, một UX/UI Designer giỏi là người biết lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn research, biết rõ input-output của từng phương pháp, tại sao cần sử dụng những phương pháp đó.
Ở một số công ty lớn với nguồn lực lớn, họ sẽ có một vị trí UX Research riêng để đảm nhận công việc nghiên cứu người dùng. Tuy nhiên hiện tại trên thị trường, hầu hết các bạn UX/UI Designer vẫn đang đảm nhận công việc này. Vì vậy đây vẫn là một kỹ năng rất quan trọng và cần có trong bộ kỹ năng của một UX/UI Designer.
Usability Testing – Kiểm thử khả năng sử dụng là một kỹ thuật sử dụng trong thiết kế trải nghiệm người dùng để đánh giá mức độ dễ dùng của một sản phẩm với một nhóm người dùng đại diện. Phương pháp này chia làm 5 bước:
Bước 1: Lập kế hoạch
xác định rõ mục tiêu của buổi test, xác định dữ liệu cần thu thập từ đó đưa ra những nhiệm vụ phù hợp để người dùng thực hiện.
Bước 2: Tuyển dụng
Người thử nghiệm nên là người đại diện cho những tập khách hàng mà sản phẩm của bạn hướng đến
Bước 3: Kiểm tra khả năng sử dụng
Bước 4: Phân tích dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu từ bài kiểm tra và đưa ra những suy luận về hành động/phản hồi của người dùng. Từ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện khả năng sử dụng của sản phẩm
Bước 5: Báo cáo
Chia sẻ kết quả của bài kiểm tra với các bên liên quan bao gồm team thiết kế, team phát triển, khách hàng.
4. Information Architecture
Kiến trúc thông tin là kỹ năng giúp UX/UI Designer tổ chức và cấu trúc nội dung một cách hiệu quả.
Một sản phẩm có kiến trúc thông tin tốt sẽ giúp người dùng tìm thấy thông tin họ cần tìm hoặc hoàn thành mục đích của họ mà không gặp phải khó khăn/sự nhầm lẫn nào.
Để làm được điều này, UX/UI Designer cần giúp người dùng biết được họ đang ở đâu, nơi nào họ cần đến và những gì tiếp theo.
5. Collaboration
Ngoài những kỹ năng về mặt chuyên môn ở trên, một UX/UI Designer tốt cần bổ sung cho mình kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm. Để đưa một sản phẩm ra thị trường cần có sự phối hợp của rất nhiều phòng ban từ Sale, Marketing, PM, PO, Design, Dev, QA,…
Là một UX/UI Designer, bạn sẽ thường xuyên phải phối hợp với các team khác nhau để xác định mục tiêu kinh doanh, timeline của dự án, phân loại tính năng ưu tiên, loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng,…vân vân và mây mây…
Bên cạnh đó, làm việc nhóm sẽ giúp bạn nhận được những phản hồi/những góc nhìn khác mà bạn có thể đã bỏ qua trong quá trình thiết kế của mình.
6. Communication & Presentation
Kỹ năng cuối cùng trong danh sách của mình là Giao tiếp và Thuyết trình. Đây là kỹ năng mềm cần có trong tất cả mọi lĩnh vực, không riêng gì UX.
Bạn từng nghĩ UX/UI Designer chỉ cần biết nghiên cứu, phân tích, thiết kế là đủ? Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không thể truyền đạt những điều đó cho những người xung quanh?
Sẽ ra sao nếu họ không hiểu những điều bạn muốn truyền tải? Vì công việc của UX/UI Designer yêu cầu bạn phải phối hợp với rất nhiều team, đồng thời đưa ra những lập luận mang tính quyết định đối với sản phẩm, vậy nên một phong cách giao tiếp tự tin, một bài thuyết trình trôi chảy sẽ giúp bạn tạo ra được tác động tích cực, và tạo được niềm tin với khán giả.
Dựa vào những yếu tố trên, Keyframe đã xây dựng lên một lộ trình hoàn chỉnh. Từ cơ bản đến nâng cao để giúp các bạn newbie trở thành một UX/UI Designer hoàn thiện.Bạn có thể xem chi tiết lộ trình tại đây nhé: http://bit.ly/thietkeuiux
Nội dung được chia sẻ bởi Anh. Lê Bách, UX/UI Team Leader tại Teko Vietnam, UXUI Lecturer tại #Keyframe
Illustration by Keyframe Training